Tin tức


Bio-Tri Ân Xanh năm 2024

Nhằm tri ân những cống hiến của quý Thầy Cô, Quý Cơ quan trong và ngoài nước về việc đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Công nghệ Sinh học. Đồng thời nhân dịp kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Khoa Khoa học Sinh học trân trọng kính mời Quý Cơ quan, Quý Doanh nghiệp, Quý Trung tâm và Viện nghiên cứu, Quý anh chị Cựu sinh viên/ học viên/ nghiên cứu sinh cùng Quý Thầy Cô giáo, Quý học viên/ sinh viên hiện đang học tập và làm việc tại Khoa Khoa học Sinh học tham dự buổi lễ kỷ niệm Bio-Tri Ân Xanh năm 2024.
Sự hiện diện của Quý vị là niềm vinh hạnh của chúng tôi.
 Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.
Đọc tiếp.........

Workshop "Chẩn đoán phân tử: Giải pháp cải thiện năng suất chăn nuôi trên heo"

Thời gian: 24-25 tháng 10, 2024

Địa điểm: phòng họp 303, tòa nhà Thiên Lý,  trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.

Cuộc thi Chiến lược Xuyên Biên giới lần XII - “SChallenge 2024” với chủ đề “SUSTAINABLE SUPPLY CHAIN”

 Cuộc thi Chiến lược Xuyên Biên giới lần XII - “SChallenge 2024” với chủ đề “SUSTAINABLE SUPPLY CHAIN” do Câu lạc bộ Kinh doanh Quốc tế -Trường Đại học Kinh Tế - Luật tổ chức đã chính thức trở lại. Lần trở lại này hứa hẹn sẽ mang đến một sân chơi học thuật cho các bạn sinh viên có thể phát huy bản lĩnh, tài năng, trí tuệ; đồng thời giúp sinh viên có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về vấn đề thực tiễn liên quan đến chuỗi cung ứng bền vững.

Kết quả bài kiểm tra "Đạo đức trong nghiên cứu khoa học" ngày 26/05/2024

 Kết quả chi tiết sinh viên xem tại link https://drive.google.com/file/d/1adq9OtdGmNpNiQfuk_HzN1Rrz7-XMWkQ/view?usp=sharing

Hội thảo Chẩn đoán phân tử Giải pháp cải thiện năng suất chăn nuôi trên heo

Vào ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2024, Khoa Khoa học Sinh đã phối hợp với các chuyên gia đến từ nhiều đơn vị khác nhau tổ chức chuỗi workshop “Chẩn đoán phân tử: Giải pháp cải thiện năng suất chăn nuôi trên heo tại Tòa nhà Thiên Lý, Đại học Nông Lâm TP.HCM. 

Đến với buổi hội thảo lần này có gần 100 khách mời đến từ nhiều đơn vị như: Công ty Công Ty TNHH Dịch Vụ Chăn Nuôi P&Y, Công Ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công Ty TNHH Viphalab, Công Ty TNHH Sunjin Vina, Công Ty TNHH Deheus, Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sinh Học R.E.P, Công Ty TNHH Cargil, Công ty Cổ Phần Vetlatech, Công Ty TNHH CJ Vina Agri, Công Ty TNHH Sáu Ngôi Sao Việt Nam…

THÔNG BÁO SỐ 1 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC 2024

 Hội nghị Khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học là hoạt động thường niên của Hội Công nghệ sinh học Việt Nam, Hội các ngành Sinh học Việt Nam. Năm 2024, được sự chấp thuận của Đại học Huế và Hội các ngành Sinh học Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế (Viện) đăng cai tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về Công nghệ sinh học 2024. Hội nghị là diễn đàn khoa học công nghệ để các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên từ các trường đại học, viện nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp công nghệ cao hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học trình bày, trao đổi các kết quả, thành tựu nghiên cứu mới nhất cũng như thảo luận các ý tưởng nghiên cứu mới, chuyên sâu, liên ngành. Hội nghị cũng là sự kiện quan trọng kỷ niệm 10 năm thành lập Viện (2014-2024).

Chi tiết thông báo: THÔNG BÁO SỐ 1 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC 2024

 

TIGP Application Announcement for 2024

TIGP is now accepting applications for the 2024 fall semester. You are most welcomed to apply online (recommended) at https://tigp.apps.sinica.edu.tw/index.php before February 1, 2024.

Why TIGP?

·  TIGP is under the supervision of Academia Sinica, a government-funded foremost research institution with a proud tradition and international recognition

·  TIGP, in cooperation with top research universities in Taiwan, offers highly specialized, inter-disciplinary Ph.D. programs at the cutting edge of science and technology

·  TIGP offers all-English tutoring and research environment and world-class faculty and state-of-the-art facilities

·  TIGP offers graduate fellowships (NTD 40,000~50,000/month) to each admitted student for up to 3 years

We currently offer thirteen interdisciplinary Ph.D. programs. To learn more about a specific option, please select from the following list to proceed to the program's website / brochure:

TIGP Introduction Website

1.      Chemical Biology and Molecular Biophysics

2.      Molecular Science and Technology »

3.      Molecular and Biological Agricultural Sciences »

4.      Bioinformatics »

5.      Molecular and Cell Biology »

6.      Nano Science and Technology »

7.      Molecular Medicine »

8.      Earth System Science »

9.      Biodiversity

10.  Interdisciplinary Neuroscience »

11.  Sustainable Chemical Science and Technology »

12.  Social Network and Human-Centered Computing  »

13.  Artificial Intelligence of Things

Application can be submitted through the on-line application system at:

https://tigp.apps.sinica.edu.tw/index.php.

If there are any inquiries, feel free to contact TIGP Office (Email: tigp@gate.sinica.edu.tw), or the program you wish to apply to directly. 

Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tuần lễ Khoa học Công nghệ lần thứ nhất

Ngày 14 và 15/12, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức Tuần lễ Khoa học Công nghệ lần thứ nhất.

Seminar cấp Khoa do Thư viện Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM phối hợp tổ chức

Thân mời Quý Bạn đọc!
Nhằm trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau, Thư viện phối hợp cùng Khoa Khoa học và Khoa Khoa học Sinh học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức buổi báo cáo Seminar Cấp Khoa với 2 chuyên đề:
Chuyên đề 1: Ứng dụng phần mềm Endnote giúp tổng hợp, quản lý và dẫn nguồn tài liệu tham khảo khi viết các công bố khoa học.
Báo cáo viên: TS. Đoàn Thị Phương Thuỳ
Giảng viên, Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Thời gian: 13giờ 30 phút, thứ 6 ngày 15/12/2023
Địa điểm: Phòng Hội nghị thư viện-Tầng 2
Link đăng ký tham gia: https://forms.gle/KuJ5dcPNdT7Fg2dF9
- - - - - - - - - - - - - -
Chuyên đề 2: Phần mềm Mendeley trong quản lý và trích dẫn tài liệu tham khảo.
Báo cáo viên: TS. Huỳnh Vĩnh Khang
Giảng viên, Bộ môn CNSH Môi trường, Khoa Khoa học Sinh học, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Thời gian: 9 giờ 00phút, thứ 2 ngày 18/12/2023
Địa điểm: Phòng Hội nghị thư viện-Tầng 2
Link đăng ký tham gia: https://forms.gle/tM7VfnzJ2J7UGCxv9
Trân trọng kính mời Quý Thầy, Cô, Anh, Chị Nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên có quan tâm đến tham dự và trao đổi ý kiến.
Rất hân hạnh được đón tiếp.
Trân trọng!

 

Chúc mừng 2 dự án của nhóm sinh viên Khoa Khoa học Sinh học - Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM đã xuất sắc vào vòng Bán kết Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2023

✅ Với sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, Ban Tổ chức đã nhận được 446 hồ sơ dự án của thanh niên tham gia dự thi. Sau khi chấm vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã tiến hành lựa chọn ra 135 dự án tham gia vòng Bán kết Cuộc thi.
Nhằm hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, phát triển kinh tế, Trung ương Đoàn tổ chức Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2023.
Cuộc thi diễn ra từ tháng 3/2023 – 10/2023 dành cho thanh niên Việt Nam, có độ tuổi từ 18 – 35; Cuộc thi gồm 3 vòng: Sơ khảo (đi tìm ý tưởng); Bán kết (hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng, xây dựng dự án) và Chung kết toàn quốc.     

        

 

 

 

 

 

 

Khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long của vi khuẩn Pseudomonas sp.

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Thị Ngọc Như, Phạm Ngọc Mai, Thạch Trung Cương, Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Đặng Tường Vy, Võ Thị Thuý Huệ và Nguyễn Vũ Phong thực hiện.

Nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với cây thanh long. Để góp phần phòng trừ tổng hợp dịch bệnh, cần tìm các vi sinh vật đối kháng có hiệu quả cao đối với tác nhân gây bệnh này. Pseudomonas là một chi vi khuẩn trong đất và được biết có hoạt tính kháng nấm cao. Trong nghiên cứu này, hai chủng vi khuẩn được định danh dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh hóa và trình tự 16S-rRNA. Khả năng đối kháng của các chủng vi khuẩn đối với nấm được đánh giá bằng phương pháp đồng nuôi cấy và khuếch tán giếng thạch. Khả năng ức chế nấm bệnh trên cành thanh long của hai chủng PN01 và PN02 đã được khảo sát bằng thử nghiệm in vitro. Kết quả cho thấy bốn trong 6 chủng vi khuẩn có tác dụng ức chế sự phát triển của hệ sợi nấm. Ở thử nghiệm chủng bệnh nhân tạo trên cành 3 giống thanh long, cả hai chủng Pseudomonas PN01 và PN02 đều có khả năng giảm tỷ lệ bệnh xuống 50%. Dựa vào trình tự vùng 16S-rRNA, 2 chủng vi khuẩn tương đồng hoàn toàn với Pseudomonas aeruginosa. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, các hợp chất kháng nấm và khả năng kiểm soát bệnh của hai chủng vi khuẩn này cần tiếp tục thực hiện để phát triển chế phẩm bảo vệ thực vật từ chủng vi sinh vật bản địa.

Lớp đào tạo ngắn hạn nuôi cấy mô tế bào thực vật

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là kỹ thuật hữu ích cho công tác chọn tạo và nhân giống cây trồng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao. Để phục vụ học tập, nâng cao tay nghề phục vụ công tác sản xuất giống cây trồng, Bộ môn Công nghệ Sinh học, nay là Khoa Khoa học Sinh học mở lớp đào tạo kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật. Khóa học được mở hàng tháng và do các giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi cấy mô thực vật của Khoa đảm nhận giảng dạy.

STEM CELL SUMMER TOUR

 SCS Tour là tour tham quan thực tế các khu vực nghiên cứu của Viện Tế bào gốc và PTN NC&UD Tế bào gốc, giúp các bạn có cái nhìn rõ lợn về công việc của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học.

Thời gian:

• Từ 17/04/2023 đến 02/06/2023 : Các đơn vị, tổ chức tham quan theo đoàn
 
• Từ 08/05/2023 đến 23/06/2023: tham quan theo diện đăng ki cá nhân
 
Thông tin chi tiết về chương trình tham khảo thêm tại sci.edu.vn/blog-post/chuong-trinh-stem-cell-summer-2023-uom-mam-tuoi-tre/
 

TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG HỘI THI OLYMPIC SINH HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM LẦN THỨ III NĂM 2023

Hội thi Olympic Sinh học sinh viên toàn quốc lần thứ III do Hội các ngành Sinh học Việt Nam và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức với sự tham dự của các đội tuyển từ 16 trường đại học và 06 cá nhân trong cả nước. Cuộc thi là một hoạt động bổ ích nhằm động viên tinh thần học tập môn sinh học của học sinh, sinh viên về các lĩnh vực khoa học công nghệ, nông lâm ngư nghiệp, y dược và môi trường. Đồng thời, cuộc thi cũng là cơ hội để phát hiện, tuyển chọn những sinh viên xuất sắc, để đào tạo lực lượng cán bộ khoa học có trình độ cao sau này.

 Đến với cuộc thi lần này, đội tuyển của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh gồm 5 sinh viên của Khoa Khoa học Sinh học bao gồm Hà Gia Huy (DH20SHB), Vũ Hoàng Việt (DH20SHD), Nguyễn Chí Điền (DH20SHD), Nguyễn Đức Công Huy (DH21SHA) và Trần Đức Phúc (DH21SHB) đã đạt 1 giải ba, 02 giải khuyến khích cá nhân và giải toàn đoàn tiềm năng.

Tư vấn hướng nghiệp Khoa Khoa học Sinh học

 

Kính mời Quý phụ huynh và các bạn thí sinh tham gia buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến của Khoa Khoa học Sinh học - Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vào lúc 9 giờ, thứ bảy, ngày 27/5/2023

Trần Thuỳ Trang- cô gái nhỏ và hành trình theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học

 
Em chào Thầy Cô và các bạn ạ,
Em là Trần Thuỳ Trang, cựu sinh viên lớp DH17SHC, Khoa Khoa học Sinh học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. Hôm nay em viết bài này để xin phép có đôi dòng chia sẻ về việc nhận được học bổng chương trình Thạc sĩ ngành Sinh học trường ĐH National Changhua University of Education (NCUE), Đài Loan và chương trình Tiến sĩ ngành Khoa học thực phẩm của trường Đại học Penn State (PSU), Mỹ.

Thông tin về Hội thi Vườn ươm Mendel - Lần thứ 19, năm 2023

      

     Vui lòng bấm vào LINK để xem thông tin chi tiết

 

Sản phẩm Trà rau sam của nhóm sinh viên và giảng viên Khoa Khoa học Sinh học cùng Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường

Cuộc thi "Khởi nghiệp nông nghiệp lần V" do trường Đại học Nông lâm TP.HCM tổ chức đã thu hút nhiều dự án của sinh viên có khả năng chạm vào thị trường. Qua đây sinh viên có cơ hội tiếp cận với vấn đề khởi nghiệp và thương mại hóa trong tương lai. Tham gia cuộc thi lần này các bạn sinh viên đã mang đến nhiều ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, có tiềm năng thương mại hoá. Một trong những những dự án có thể kể đến là sản phẩm trà rau sam của nhóm các bạn Nguyễn Thị Vân Anh và Nguyễn Ngọc Yến Nhi (Khoa Khoa học Sinh học).

 

Liên kết doanh nghiệp