(Bạn đọc) - Một cuộc chiến thầm lặng trong một quốc gia, không tiếng súng, nhưng cũng có nước mắt và những người nằm xuống. Một con số đáng báo động, bởi số người chết vì ung thư hiện nay còn đáng sợ hơn tổng số người chết của cả 2 bên Việt Nam và Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979. Thế mới thấy, ung thư đã trở thành “đại dịch” và đáng sợ đến mức nào.

 

Ung thư – đại dịch của toàn xã hội

Mới đây, đoàn giám sát của Quốc hội đã báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm 2011-2016. Kết quả báo cáo giám sát cho thấy, bệnh ung thư mỗi năm làm khoảng 70.000 người chết, hơn 200.000 ca phát hiện mới. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là thực phẩm không an toàn chiếm 35% tức 24.500 người.

Ung thư - kẻ giết người thầm lặng

Ung thư – kẻ giết người thầm lặng

Báo cáo tại hội nghị “Phòng, chống bệnh không lây nhiễm khu vực phía Nam” do Bộ Y tế tổ chức ngày 8-5 vừa qua cho thấy, tốc độ tăng bệnh nhân ung thư ở Việt Nam đang nằm trong nhóm các nước có chỉ số bùng phát nhanh nhất thế giới. Năm 1990, cả nước chỉ có khoảng 70 ngàn ca mắc ung thư, đến năm 2015 đã là 150 ngàn bệnh nhân mắc mới. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ lên tới hơn 200 ngàn ca.

Theo số xếp hạng của WHO năm 2016, Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1). Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.

Với sự phát triển ngày càng lớn về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như hiện nay thì sự kiểm soát ung thư là một điều khó khăn. Khi những hệ lụy của môi trường đời sống xã hội, ý thức của cộng đồng dân cư và trách nhiệm thuộc về ai đều chưa được đánh giá và đề cao thì đồng nghĩa với việc trong thời gian tới ung thư sẽ tăng nhanh đột biến là điều khó tránh khỏi.

Sự phát triển kinh tế xã hội cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Sự phát triển kinh tế xã hội cần phải đi đôi với bảo vệ môi trường

Ở Việt Nam hiện nay nam giới mắc đa phần mắc ung thư phổi (đây cũng là ung thư chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu), kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Còn ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi. Thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh của mỗi người. Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và quan tâm chăm sóc sức khỏe là khái niệm ít được nhắc tới trong mỗi gia đình ở Việt Nam, nên khi các triệu chứng của ung thư dẫn đến giai đoạn cuối thì việc chữa trị đã quá muộn.

 

Thực phẩm bẩn còn đáng sợ hơn

“Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!” ( câu nói của đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh) được nhắc đi, nhắc lại trong các bài báo và báo cáo của cơ quan nhà nước về vấn đề thực phẩm bẩn.

Không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước đang phát triển khác nói chung, ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra. Trong đó, tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em.

Mặc dù trong bộ luật hình sự sửa đổi có đề cập tới hình thức mà mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người thực hiện hành vi trên, nhưng cho đến nay thì văn bản dự thảo sửa đổi này lại chưa được áp dụng. Một số tỉnh thành phố trong cả nước đã tiến hành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm, nhưng cũng chưa thể xác định rõ rằng quyền hạn, chức năng và chức vụ của cơ quan này, ai sẽ là người chịu trách nhiệm điều tra, xử lý và các kế hoạch khi cuộc sống thực phẩm bẩn vẫn đang ngày càng hiện hữu rõ.

Cần phải có sự phân định rõ ràng của cơ quan chức năng để ngăn ngừa thực phẩm bẩn

Cần phải có sự phân định rõ ràng của cơ quan chức năng để ngăn ngừa thực phẩm bẩn

Nếu như trong chiến tranh có ngày phát động toàn quốc kháng chiến để giành độc lập cho dân tộc, thì cuộc chiến chống thực phẩm bẩn hay cuộc chiến chống ung thư đều không có những ngày tháng “tuyên chiến” nhất định nào cả. Nếu như trong chiến tranh chống các đế quốc, thực dân xâm lược từ hàng ngày năm qua cho tới những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ dành thắng lợi, ngoài việc chúng ta biết được kẻ thù chúng là ai, hình hài thế nào, đồng minh ra sao, hình thức tác chiến như thế nào?… thì trong cuộc chiến ngày chống ung thư nói chung, thực phẩm bẩn nói riêng chúng ta lại gần như không biết gì về nó. Thậm chí, khi thực phẩm bẩn hiện hữu ở trong mỗi người dân của cộng đồng xã hội này, mà còn nói không theo hình thức “đèn nhà ai nấy rạng”, sự thờ ơ, vô can cũng là biểu hiện của hành vi tự hủy hoại.

Một cuộc chiến “nói không với thực phẩm bẩn” của một nhóm xã hội hoàn toàn không thầm lặng, nó hiện hữu trong từng bữa cơm hằng ngày, nhưng lại có những người coi đó là vô can, không cần quan tâm. Bên cạnh đó, kẻ làm ra những thực phẩm bẩn đều vì lợi ích cá nhân và vì sự ích kỷ mong muốn giàu có.

Hãy tự cứu lấy mình và góp phần cứu người khác trước khi trời cứu

Hãy tự cứu lấy mình và góp phần cứu người khác trước khi trời cứu

Trong mỗi cuộc chiến tranh xâm lược lãnh thổ quốc gia, mỗi đất nước đều kêu gọi những thanh niên xung phong, những con người sẵn sàng hy sinh vì “độc lập tự do của Tổ Quốc, vì sự bình yên của quốc gia, dân tộc”. Thì nay, “kẻ xâm lược” – thực phẩm bẩn cũng cần phải chịu những tổn thất và được đẩy lùi như thế. Đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của bản thân và lợi ích sức khỏe của một dân tộc chưa bao giờ cần tới sự chung tay của cộng đồng xã hội lớn như ngày hôm nay.

 

CTV Chắp Bút

(Nguồn: http://nguyentandung.org/hon-70-000-chet-vi-ung-thu-moi-nam-hoa-binh-roi-ma-ngo-nhu-chien-tranh.html)

 

 

Số lần xem trang: 2112

Liên kết doanh nghiệp