TÓM TẮT

Chương trình đào tạo Công nghệ sinh học được đánh giá đạt chuẩn AUN là minh chứng cho chất lượng đào tạo được nâng cao, cải tiến, đánh giá, và thực hiện theo những quy chuẩn của các Trường đại học trong hệ thống AUN. Trong báo cáo, vai trò của hợp tác quốc tế trong nâng cao chất lượng giảng viên, sinh viên, cải thiện điều kiện làm việc và cơ sở vật chất được tổng kết trong 20 năm thành lập Bộ môn và 15 năm thành lập Viện. Hoạt động hợp tác quốc tế với chính sách, định hướng, kế hoạch trung và dài hạn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế cần được thảo luận và xây dựng. Hội nhập là định hướng phát triền của NLU và tăng cường hợp tác quốc tế là giải pháp căn bản cho “hôi nhập” bền vững trong xu hướng phát triển tự chủ toàn diện và tự chịu trách nhiệm với người học.

1. Giới thiệu

Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ “sống còn” của Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh (NLU) trong bối cảnh “tự chủ - tự chịu trách nhiệm” với xã hội về “sản phẩm” đào tạo. Phát triển – Chất lượng – Hội nhập là định hướng phấn đấu của tập thể NLU; nhiều giải pháp, cách thức, và chiến lược dài hạn được đề ra giúp nâng chất lượng người dạy, tăng cường cơ sở vật chất và năng lực quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiệm cận với các quốc gia trong khu vực Đông Nam á, Châu Á và tiến tới tầm quốc tế. Hợp tác quốc tế của NLU là một chìa khóa “chính” mở ra và nhận vào nguồn nhân lực, nguồn tri thức, và nguồn cơ sở vật chất mới và hiện đại, là kênh thông tin giúp khẳng định “vị thế” của NLU trong môi trường giáo dục không biên giới. Bên cạnh, phòng Hợp tác Quốc tế, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, với hơn 200 giảng viên/nghiên cứu viên được đào tạo từ các trường Đại học tiên tiến trên thế giới đã và đang thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 100 trường/viện/trung tâm nghiên cứu ở các quốc gia khác. Riêng ngành Công nghệ Sinh học (CNSH), hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong (1) xây dựng đội ngũ giảng viên/nghiên cứu viên, (2) chuẩn hóa chương trình đào tạo, (3) nâng cấp trang thiết bị thực hành, (4) nâng cấp tư duy học tập-nghiên cứu cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

2. Hợp tác quốc tế giúp đào tạo giảng viên/nghiên cứu viên chất lượng

Được thành lập từ 2001 với 1 tiến sĩ được đào tạo từ Nhật Bản, sau 19 năm phát triển có 18 tiến sĩ được đào tạo từ 9 quốc gia có nền khoa học tiên tiến, với phần lớn nguồn học bổng dựa vào quan hệ hợp tác song phương của NLU với đối tác như NLU-Kobe; NLU-SIDA; NLU-RMIT; NLU- Tohoku, NLU-Ehime, NLU-Kasetsart. Với nguồn nhân lực chất lượng, hợp tác song phương trong nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo theo công thức win – win đã được thiết lập. Đã tố chức 9 khóa huấn luyện quốc tế tại Viện, góp phần đào tạo cho 43 sinh viên Pháp (Đại học Picardie Jules Verne từ 2007 đến 2020), từ 2015 đến 2020 đã thực hiện 12 đề tài dự án hợp tác và công bố 81 bài báo quốc tế. Kỹ năng chuyên môn được cải thiện qua các khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngoài quốc gia do chuyên gia nước ngoài đào tạo và chuyển giao.

Kết quả cho thấy hợp tác song phương và đa phương là cơ hội cho đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả vì phù hợp với yêu cầu chuyên môn của đơn vị và duy trì hoạt động liên kết sau đào tạo. Nguồn nhân lực “được đào tạo” đã đảm nhiệm 100% các môn học giảng dạy bằng tiếng Anh và tham gia trao đổi xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu, và công bố bài báo quốc tế.

+ MOUs phải được phân cấp thực hiện ở cấp quản lý bộ môn chuyên môn nhằm cụ thể hóa hoạt động hợp tác đem lại hiệu quả cao.

+ Chuẩn bị nguồn nhân lực đủ năng lực, vật lực, kỹ năng thực hiện các nội dung hợp tác

+ Kinh phí và cơ sở vật chất hỗ trợ cho hợp tác win – win cần được thiết lập và vận hành dưới dạng ưu tiên nhằm duy trì mối quan hệ; ví dụ nhà khách cho chuyên gia, ký túc xá cho sinh viên nước ngoài, và điều kiện học tập/nghiên cứu cho sinh viên/giảng viên.

Bảng 1. Nguồn kinh phí/học bổng cho đào tạo nguồn nhân lực giảng viên CNSH

TT

Nguồn học bổng

Thạc sĩ

Tiến sĩ

1

Chương trình 911, Chính phủ Việt Nam

 

1

2

Chương trình 322, Chính phủ Việt Nam

4

2

3

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

3

 

4

Thụy Điển (SIDA)

1

1

5

Vietnam Education Foundation (VEF)

 

2

6

Agence Universitaire de la francophonie (AUF)

2

1

7

Chính phủ Nhật Bản

2

5

8

Chính phủ Đài Loan

1

1

9

Chính phủ Mỹ

 

2

10

Chính phủ Thái Lan

1

1

11

Chính phủ Pháp

 

1

12

Chính phủ Úc

2

2

13

Chính phủ Bỉ

1

 

14

Chính phủ Hàn Quốc

1

1

 

Tổng

18

20

3. Hợp tác quốc tế giúp nâng cao chất lượng người học

Từ 2014, mô hình dạy và học ngành CNSH chuyển dịch ra môi trường quốc tế dưới dạng hợp tác trao đổi sinh viên và thực hiện nghiên cứu dưới dạng đề tài/dự án song phương (hình 1). Hợp tác ký kết với Đại học Rangsit, Kasetsart, Biotec năm 2015 là tiền đề cho 29 sinh viên CNSH được học tập và nghiên cứu tại Thái Lan. Dự án Erasmus, giúp 2 sinh viên học tập 6 tháng tại Hungary năm 2019. Là những minh chứng cho vai trò của hợp tác quốc tế trong nâng cao chất lượng người học. Mặc dù số lượng sinh viên được tham gia vào chương trình trao đổi chưa nhiều, nhưng đây là nguồn kích lệ lớn cho hoạt động học tập tiếng Anh của sinh viên CNSH và trau dồi kỹ năng nghiên cứu của sinh viên (https://www.facebook.com/BioEnglishClub/).  Đặc biệt, nhờ chương trình hợp tác sinh viên năm 4 đã có tên trong bài báo quốc tế sau 6 tháng nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Ấn Độ, hoặc nhiều sinh viên tham dự hội nghị quốc tế chuyên ngành CNSH hàng năm tại Thái Lan.

Hình thức hợp tác win – win, luôn được chia sẽ cả về tài chính, chuyên gia, và cơ sở vật chất. Viện và Bộ môn luôn “đối ứng” cho quan hệ hợp tác nhằm thúc đẩy hoạt động Huấn luyện kỹ năng/Hội thảo song phương tại Viện/Bộ môn giúp nâng cao năng lực tổ chức, kiến thức chuyển môn, kỹ năng và kỹ thuật hiện đại cho giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và nghiên cứu sinh của Trường và các đơn vị/cá nhân từ các Trường/viện/Trung tâm trong toàn quốc tham gia học tập. Đặc biệt, giảng viên của Viện/Bộ môn đã trực tiếp tham gia giảng dạy cùng với chuyên gia nước ngoài cho các khóa đào tạo cả lý thuyết và thực hành  

Duy trì hoạt động nhận sinh viên Pháp làm thực tập 3 tháng tại các phòng thí nghiệm đã giúp nâng cao kỹ năng cho sinh viên CNSH; cách làm việc theo nhóm, giao lưu văn hóa, và gia cố mối quan hệ hợp tác (trung bình có 2 sinh viên năm 3 cùng nhóm với 1 sinh viên Pháp). Phát triển các mối quan hệ hợp tác trao đồi sinh viên là giải pháp nâng chất lượng đào tạo nhanh nhất và hiệu quả nhất. Trong đó, nhận sinh viên nước ngoài sẽ giúp quảng bá thương hiệu và khẳng định tính “hội nhập” quốc tế như đã khẳng định trong tầm nhìn-sứ mạng của NLU.

     

Mô hình đào tạo 2001 – 2008                                                  Mô hình đào tạo 2014 – 2018

Hình 1. Mô hình dạy – học hình thành 2001 và được thay đổi 2014.

Bảng 2. Sinh viên CNSH tham gia chương trình trao đổi học tập tại nước ngoài

Năm

Đơn vị nhận sinh viên

Số sinh viên

2015

 

0

2016

Đại học Rangsit, Thái Lan

6

Đại học Kobe, Japan

1

Đại học Kasetsart, Thái Lan

7

2017

Acamedia Sinica, Đài Loan

1

Institut Teknologi Sepuluh Nopember, Indonesia

1

Đại học Kasetsart, Thái Lan

5

2018

Đại học Kasetsart, Thái Lan

7

Đại học Rangsit, Thái Lan

1

2019

Viện CSIR-Instilute of Genomic & Itergrative Biology, Ấn Độ

4

2019

Đại học Szent István, Hungary

2

2019

Đại học Kasetsart, Thái Lan

3

Tổng

38

+ chia sẽ mối quan hệ hợp tác đã thiết lập giữa các khoa trong Trường nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực và ưu thế các ngành chuyên môn gần.

+ tổ chức workshop/training dưới nguồn kinh phí “xã hội hóa” giúp mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy ngắn hạn theo chủ đề

+ công nhận tín chỉ giúp khuyến khích sinh viên tham gia chương trình trao đổi đặc biệt các chương trình đạt chuẩn AUN.

4. Hợp tác quốc tế giúp nâng cấp cơ sở vật chất cho nghiên cứu và giảng dạy

Cơ sở vật chất như trang thiết bị phòng học, trang thiết bị nghiên cứu, và thiết bị bảo hộ và an toàn sinh học đã được xây dựng có chiều sâu giúp sinh viên/chuyên gia thực hiện nội dung hợp tác được hoàn thiện. Thông qua hợp tác, nhiều thiết bị/mô hình nghiên cứu được “đối tác” hỗ trợ dưới dạng “cho” và đơn vị “đối ứng” đảm bảo hoạt động phục vụ nghiên cứu/giảng dạy. Năm 2001, thông qua dự án LWR1/1998/119 tài trợ bỡi ACIAR thiết bị “Quang phổ hấp thu nguyên tử Varian 220Z” được thiết lập tại Trung tâm Phân tích thí nghiệm (tiền thân của Viện), đóng góp vào chương trình đào tạo ngành CNSH và các ngành liên quan. Năm 2012, mô hình Efishponic, được tài trợ bỡi tổ chức Epicentre Telework (Pháp).  Năm 2013, Tokyo University of Marine Science and TechnologyCông ty Novus  tài trợ  bơm HPLC đầu do UV/VIS của Hitachi cho thực hiện phân tích oxy hóa lipid cho cá tra.  Mô hình xử lý Asenic bằng thực vật và vi khuẩn hoạt hóa được xây dựng thông qua dự án hợp tác với Đại học Tohoku Gakuin năm 2014 (https://www.tohoku-gakuin.ac.jp/en/exchange/summary.html) hoặc hợp tác với Tập đoàn CJ Cheiljedang, Hàn Quốc về “Nghiên cứu về Nuôi và quản lý Ruồi Lính Đen (BSF)”, 208 m2 khu thực nghiệm được xây dựng năm 2017.  Đặc biệt, năm 2018 Bộ môn nhận viện trợ thiết bị của tồ chức Seeding Lab, USDA, cho phục vụ giảng dạy chuyên ngành Công nghệ sinh hoc môi trường, vốn đối ứng 100% được Trường hỗ trợ. Xây dựng mô hình nghiên cứu “hợp tác quốc tế” thường thành công với Công ty nước ngoài, hơn với đối tác là Trường Đại học hoặc Viện Nghiên cứu. Qua đó, bản quyền sản phẩm thường được xem là yêu cầu then chốt cho sự thành công của “hợp tác”. Trang thiết bị của dự án “hợp tác” thường là thiết bị phục vụ cho chính dự án và là dụng cụ  đo lường và dụng cụ mau hỏng vì vậy thiết bị còn lại sau dự án thường khó duy trì hoạt động.

5. Một số đề xuất  nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

+ nâng cao chất lượng cơ sở vật chất hỗ trợ cho “đối tác” trong thời gian làm việc tại Trường/Khoa/Bộ môn theo chính sách “trả phí hỗ trợ”

+ xu hướng hợp tác “cho và nhận” được chuyển sang “đóng góp và nhận” cần được chủ động đề xuất trong thương thảo hợp tác như là một chính sách của Trường hơn là của Khoa/Bộ môn trong tương lai.

+ nhiều dự án “hợp tác” xuất phát điểm từ mối quan hệ và uy tín “cá nhân”, vì vậy cần có chính sách “hỗ trợ ban đầu” cho thiết lập dự án.

+ ký kết MOU/MOA cần được “trách nhiệm cụ thể” nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác.

6. Gợi ý một số định hướng cho hoạt động hợp tác quốc tế

+ Hợp tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo chất lượng gồm chương trình thạc sĩ và tiến sĩ trong 2025 - 2035.

+ Hợp tác xây dựng và cung ứng các hoạt động R&D cho các Công ty nước ngoài trong Trường; xây dựng công viên khoa học hoặc vườn ươm khoa học trong 2020 - 2040.

+ Chủ động phát triển quan hệ hợp tác với các Trường Đại học trong AUN nhằm duy trì và tăng chất lượng trao đổi “kiến thức và kỹ năng” cho sinh viên.

+ Xây dựng và phát triển hoạt động “training” trong nước tại Trường với sự tham gia của chuyên gia quốc tế theo hình thức xã hội hóa; công -tư.

Hợp tác quốc tế là nhiệm vụ quan trọng và quyết định cho nâng cấp đơn vị từ vị trí bên trong ra bên ngoài, từ quốc gia ra quốc tế. Hợp tác quốc tế giúp cho đơn vị tự “khẳng định thương hiệu” dưới sự nhìn nhận từ các bên liên quan. Trong lĩnh vực đào tạo công nghệ cao thì hợp tác quốc tế càng quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách “công nghệ” giữa các nền trí thức. Với nhận thức “Hội nhập-Chất lượng-Phát triển”, Bộ môn CNSH cùng với Viện CNSH và MT đã phát triển nhiều chương trình “hợp tác” với nhiều thành công và cũng lắm thất bại. Bài học kinh nghiệm được xem là “kiến thức-kỹ năng” trong xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với “quốc tế”. Thành công trong hợp tác quốc tế trong 20 năm của đơn vị là nhờ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ P. HTQT, Trung tâm ĐTQT, và vối đối ứng từng phần của Trường, đặc biệt là sự giới thiệu, tham gia và tư vấn từ thầy cô có mối quan hệ cá nhân với đối tác. Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho hoạt động hợp tác quốc tế là ưu tiên 1 cho chương trình đạt chuẩn AUN mà Bộ môn CNSH đang thực hiện.

Tổng hợp và viết tham luận: Lê Đình Đôn

 

Số lần xem trang: 2117

Liên kết doanh nghiệp