Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi tiếp nhận các nguồn ô nhiễm về kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ và dư lượng thuốc bảo vệ thưc vật từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp. Nhờ vào khả năng tích lũy kim loại và các chất hữu cơ trong hệ rễ, sinh khối và lớp đất bùn, rừng ngập mặn được xem như là nơi xử lý một cách hiệu quả các chất ô nhiễm trước khi chúng được thải vào biển và đại dương. Bên cạnh đó, nhờ vào sự đa dạng và khả năng chuyển hóa của hệ vi sinh vật yếm khí hay kỵ khí, hệ sinh thái rừng ngập mặn có khả năng làm gia tăng sự tích lũy carbon trong bùn và sinh khối vi sinh vật và làm giảm phát thải khí nhà kính (CO2 và CH4). 
Nhằm nghiên cứu sâu về dòng chảy carbon trong hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới và các hệ vi sinh vật kết hợp, GS.TS. David Ho, ngành Hải dương học của trường Đại học Hawaii đã kết hợp với nhóm nghiên cứu Sinh học Môi trường của Bộ môn Công nghệ Sinh học – trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau và Cần Giờ từ ngày 27 - 30/12/2017, nhằm định hướng và đề xuất những nghiên cứu mới về hệ sinh thái rất đa dạng của rừng ngập mặn ở khu vực vùng hạ lưu sông Mê Kông.

 Khu sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.

 


Vườn quốc gia Rừng ngập mặn Đất Mũi Cà Mau.


Một số thông tin về GS. David Ho:

 

Giáo dục:

-   2001: Tiến sỹ ngành Khoa học Môi trường và Trái đất, trường ĐH Columbia – Hoa Kỳ

-  1997: Thạc sỹ ngành Khoa học Môi trường và Trái đất, trường ĐH Columbia – Hoa Kỳ

-  1994: Cử nhân ngành Khoa học Môi trường, trường ĐH Columbia – Hoa Kỳ

 

Kinh nghiệm chuyên môn:

-  2012 - nay: Giáo sư, ngành Hải dương học, Đại học Hawaii

-  2008 - 2012: Phó giáo sư, ngành Hải dương học, Đại học Hawaii

-  2002 - 2007: Trợ giảng, ngành Khoa học Trái đất và Môi trường, ĐH Columbia

-  2001 - 2002: Nghiên cứu sinh sau tiến sỹ, Viện Môi trường Princeton, ĐH Princeton

 

Các dự án nghiên cứu hiện tại và trước đây:

- Continuous surface pCO2 and DIC measurements during SPURS-2 funded by National Aeronautics and Space Administration

- Measureemnts of N2O and CH4 Fluxes at the Kona Pilot Facility funded by Cellana

- Global Ocean Repeat Hydrography, Carbon, and Tracer Measurements, 2015-2020 funded by National Science Foundation

- US GEOTRACES Arctic Section - Water Mass Composition, Circulation and Mean Residence Times Derived from Measurements of Natural and Manmade Tracers funded by National Science Foundation

- US GEOTRACES Arctic Section - Water Mass Composition, Circulation and Mean Residence Times Derived from Measurements of Natural and Manmade Tracers funded by National Science Foundation.

Seasonal variability in dissolved inorganic carbon fluxes in a mangrove ecosystem funded by National Aeronautics and Space Administration

Factors controlling temporal and spatial variability of air-sea CO2 fluxes in a coral-dominated reef ecosystem: Kaneohe Bay, Hawaii funded by NOAA Sea Grant

 

Nguồn tin: TS. Nguyễn Tấn Chung

 

Số lần xem trang: 2123

Liên kết doanh nghiệp